Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc!

Tổng kết Dự án “Rừng ngập mặn – Giảm thiểu rủi ro thảm họa” năm 2013

Năm 2013, Dự án “Rừng ngập mặn – Giảm thiểu rủi ro thảm họa” tiếp tục triển khai tại 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc và Hòa Bình với kinh phí hơn 6 tỷ đồng do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ thông qua Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ. Đã có khoảng 962.275 lượt người hưởng lợi từ các hoạt động của Dự án trong năm nay.

Hoạt động nổi bật trong năm 2013 là nâng cao năng lực trong phòng ngừa thảm họa – thích ứng với biến đổi khí hậu; diễn tập ứng phó thiên tai và thực hiện đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) có sự tham gia của các cán bộ chính quyền, Chữ thập đỏ các cấp, giáo viên, học sinh tiểu học. Tại 10 tỉnh, thành phố đã thành lập 12 đội ứng phó thảm họa cấp cộng đồng và 60 đội quản lý, bảo vệ rừng thuộc 17 huyện, đồng thời các Đội được cung cấp các trang thiết bị thiết yếu; tổ chức 19 cuộc diễn tập phòng ngừa, ứng phó với thiên tai tại các các thôn/xóm như: Diễn tập di dân khi nước biển dâng tại Nghệ An, diễn tập di dân, sơ cấp cứu khi gặp bão lụt tại Thanh Hóa, diễn tập di dân ra khỏi vùng ngập lụt tại Hòa Bình, diễn tập cứu đuối nước tại Quảng Ninh. Các cuộc diễn tập có sự phối hợp của các cấp, ngành trong xã, huy động được Đội ứng phó cùng đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia và có sự chứng kiến của Ban phòng chống lụt bão tỉnh, huyện. Việc diễn tập này đã được áp dụng trong việc ứng phó với bão số 10 và số 11 tại Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã giúp người dân sơ tán dân đến nơi an toàn, chằng chống nhà cửa,… Thông qua thực hiện VCA năm 2012 và năm 2013 đã có 19 tiểu dự án về giảm thiểu rủi ro thảm họa được triển khai. Các tiểu dự án được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong việc ứng phó với thiên tai cũng như thảm họa xảy ra trên địa bàn địa phương; mặt khác góp phần cải thiện cuộc sống, sản xuất, kinh tế xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân, điển hình như: xây dựng cống thoát nước (Hà An) và tuyến thoát nước tại xã Vạn Ninh và phường Hà An (tỉnh Quảng Ninh); công trình đường cứu hộ/dân sinh và hệ thống loa truyền thanh tại xã Nga Thắng, Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Ngoài ra, Dự án cũng đã tập huấn cho các cấp chính quyền địa phương, giáo viên tiểu học, học sinh về giảm thiểu rủi ro thảm họa và thích nghi với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về rủi ro thảm họa và các tác động của biến đổi khí hậu. Hoạt động nâng cao hệ thống cảnh báo sớm (hệ thống loa truyền thanh, loa tay,…) cũng đã một phần hỗ trợ tích cực trao đổi thông tin thiên tai, thảm họa giữa chính quyền với người dân. Hệ thống cảnh báo sớm này đã được sử dung ngay khi có bão đổ bộ khi phải di dân đến nơi an toàn.

image001(30)
Cùng với trên 24.000 ha rừng ngập mặn và cây chắn gió tại 8 tỉnh ven biển phía bắc và bắc miền Trung và 25,6 ha rừng đầu nguồn tại xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và hai xã: Mãn Đức, Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đang khẳng định giá trị đích thực của những vạt rừng mang lại – Đó là nơi nào có rừng cuộc sống của cộng đồng, của người dân được bảo vệ, che chở. Rừng ngập mặn và rừng đầu nguồn không chỉ cải thiện đời sống của người dân mà còn đem lại những lợi ích rõ rệt trong việc bảo vệ đê biển, phòng chống sạt lở, giúp người dân ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bình luận 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổ chức quản lý: HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH VĨNH PHÚC
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Phú Phương-Chủ tịch Hội
Phố Đào Sư Tích, P. Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: (+84) 02113.862.682 - Email: hoichuthapdotinhvinhphuc@gmail.com
© Ghi rõ nguồn "Website Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc" khi phát lại thông tin từ website này
Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc.

Thống Kê Truy Cập

1005476
Visit Today : 220
This Month : 5476
This Year : 5476