Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo; tích cực kêu gọi sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, giúp đỡ được nhiều lượt người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh; góp phần khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Hội Chữ thập đỏ trong xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động nhân đạo, từ thiện.
Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến hoạt động nhân đạo và phong trào chữ thập đỏ. Ngày 7/9/1987 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW về “Củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”. Sau khi tổng kết 22 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày/6/2010, Ban Bí thư tiếp tục ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”; ngày 09/7/2018 Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về “nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”.Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy đảng, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị, góp phần giáo dục, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động nhân đạo, khẳng định Hội Chữ thập đỏ có vai trò nòng cốt, cầu nối trong công tác nhân đạo, góp phần thực hiện các chính sách xã hội, nhân đạo của Đảng và Nhà nước.
Công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ tại Vĩnh Phúc có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thu hút sự tham gia và quan tâm ủng hộ to lớn về nguồn lực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, trợ giúp kịp thời, thiết thực người nghèo, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, thảm họa, những người dễ bị tổn thương khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của côngtác nhân đạo trong tình hình mới, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh đã tập trung củng cố và phát triển tổ chức hội; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, phát triển lực lượng tình nguyện viên; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Hội Chữ thập đỏ các cấp, nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ Hội trong các hoạt động nhân đạo; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, gắn bó với đối tượng, nhất là ở khu vực miền núi theo hướng phát triển bền vững; chủ động thực hiện 7 nhiệm vụ được giao trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ: Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham giaphòng ngừa, ứng phó thảm họa.
Đến nay, toàn tỉnh có177 tổ chức cơ sở Hội;1.829 chi hội; 100 câu lạc bộ, đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ;52.933 hội viên; 2.454tình nguyện viên và 40.335thanh thiếu niên Chữ thập đỏ. Với những nỗ lực trong công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, các phong trào, cuộc vận động nhân đạo của Hội được thực hiện hiệu quả, chuyên nghiệp, gắn với các nội dung phát triển an sinh xã hội theo hướng bền vững, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.Kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025 đến nay, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong toàn tỉnh đã vận động và trợ giúp được 163.324 lượt người có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 108,7 tỷ đồng, trong đó nổi lên là một số hoạt động tiêu biểu như:
Hoạt động CTĐ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạođược các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh chú trọng triển khai thực hiện. Trong đó, Phong trào“Tết nhân ái”do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc phát động đã đạt được nhiều kết quả thiết thực,trở thành nét đẹp trong đời sống xã hội, toàn Hội đã trao tặng được 92.041 suất quà Tết, trị giá 55 tỷ đồng.Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đượccác cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia ủng hộ; Hằng năm, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị nêu cao tính gương mẫu thực hiện giúp đỡ từ 01 đến 02 “địa chỉ nhân đạo” có hoàn cảnh khó khăn, toàn Hội đã trợ giúp được 3.605 “địa chỉ nhân đạo”, trị giá trên 6 tỷ đồng với nhiều hình thức trợ giúp khác nhau như: hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ kinh phí chữa bệnh, hỗ trợ xây, sửa nhà ở, tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. “Tháng Nhân đạo” được các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh triển khai tích cực, toàn hội đã vận động, trợ giúp được 34.727 lượt người, trị giá 37,6 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu Trung ương Hội đề ra).
Hoạt động CTĐ về chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu ban đầu diễn ra sôi nổi. Hội CTĐtrong tỉnh chú trọng xây dựng lực lượng sơ cấp cứu tại cộng đồng, đội ngũ y, bác sỹ tình nguyện. Hội xác định sơ cấp cứu là một trong 3 khâu đột phá nhằm xây dựng Hội vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại. Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnhđã xây dựng được 6 đội bác sĩ tình nguyện khám chữa bệnh lưu động, thành lậpđược Phòng khám nội khoa CTĐ, Đội huấn luyện sơ cấp cứu CTĐ chuyên nghiệp; thường xuyên duy trì, củng cố các đội y, bác sĩ tình nguyện, chốt sơ cấp cứu cộng đồng. Hằng năm, Hội chủ động phối hợp với các đơn vị Bệnh viện Quân y 109, Bệnh viện K74 Trung ương, Viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội Đông y, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc Bộ LĐ-TB&XH… tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, tặng thuốc miễn phí cho người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, gia đình chính sách; hỗ trợ nhiều người bệnh mổ tim, mổ mắt, khám sàng lọc, phẫu thuật miễn phí; cấp xe lăn, chân giả, tay giả…, toàn hội đã hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho 25.661 lượt người, trị giá trên 31,5 tỷ đồng.
Hoạt động CTĐ về hiến máu tình nguyện, vận động hiến mô, hiến tạng, bộ phận cơ thể người và hiến xác: với vai trò là cơ quanThường trực của Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện, Hội CTĐ tỉnh đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều chương trình hiến máu tình nguyện nhưChương trình “Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt”, “Vĩnh Phúc – Giọt hồng yêu thương”, Chương trình “Ngày Chủ nhật đỏ”, “Chiến dịch Lễ hội Xuân hồng” hàng năm. Công tác tuyên truyền, vận động luôn được quan tâm, chú trọng, đặc biệt được đẩy mạnh trong các dịp kỷ niệm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện-07/4, Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu-14/6; trước và trong thời điểm tổ chức các điểm hiến máutrên nhiều phương tiện thông tin đại chúngbằng nhiều hình thức khác nhau.Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 7 câu lạc bộ tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện với hơn 200 tình nguyện viên hoạt động. Mỗi năm, tỉnh tiếp nhận từ 14-16 ngàn đơn vị máu an toàn (tỷ lệ ước đạt gần 1,5% dân số tham gia hiến máu) đảm bảo nhu cầu máu cho bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện của tỉnh Vĩnh Phúc.Công tác vận động hiến mô, hiến tạng được các cấp Hội triển khai sâu rộng; Đến nay, Hội đã vận động và tiếp nhận 12 hồ sơ tự nguyện hiến các bộ phận trên cơ thể người khi qua đời.
Hoạt động Chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa: Hàng năm, Hội CTĐ tỉnh đã triển khai các hoạt động về công tác phòng ngừa, ứng phó thảmhọa trong mùa mưa bão;củng cố hệ thống kho hàng cứu trợ; phối hợp vớicác sở, ban, ngành về phòng ngừa, ứng phó thảm họa dựa vào cộng đồng; tích cực tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, tình nguyện viên và nhân dân có kế hoạch phòng ngừa khi có thiên tai xảy ra nhất là trong mùa mưa bão nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng cứu kịp thời khi thiên tai xảy ra. Đặc biệt, Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 29/3/2023 của UBND tỉnh: “Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh tham mưu tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã; Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời, bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn, hoạt động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa”; tuyên truyền, vận động, huy động đóng góp các nguồn lực trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân để phục vụ công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh; vận động cứu trợ nhân đạo trong tình huống khẩn cấp; trợ giúp nhân đạo do thiên tai gây ra”. Kết quả, toàn Hội đã tổ chức tập huấn, cứu trợ, cấp áo phao cho hơn 400 lượt người với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho công tác nhân đạo, mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ luôn nhận thức đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa đó để ra sức phấn đấu, nỗ lực làm việc, với tinh thần “Thương người như thể thương thân” và đầy lòng nhân ái. Bằng những hành động thiết thực, thấm đẫm tình người, Hội Chữ thập đỏ sẽ kết nối hàng vạn tấm lòng sẻ chia, thiện nguyện để nhân lên hàng triệu hành động nhân ái, cùng tô thắm nét đẹp nhân văn, xứng đáng với vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo.
Phạm Hằng
Bình luận 0