Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc!

HIẾN MÔ, TẠNG MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP

“Một ngày nào đó nếu không may chết não, qua đời, ước mong khi trở về cát bụi, chúng ta vẫn có thể tiếp tục thắp sáng, viết tiếp cuộc đời của nhiều người khác”, đây là chia sẻ củaGS,TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức, Giám đốc Trung tâm Ðiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Ghép tạng là 1 trong 10 phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỉ 20, là thành tựu kỳ diệu nhất của y học Việt Nam và cũng là biện pháp duy nhất để cứu sống người bệnh giai đoạn cuối. Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 nghìn người suy tạng (gan, thận) cần ghép; khoảng 300 nghìn người bị bệnh lý giác mạc mà không có giác mạc thay thế. Trong khi đó, cả nước đã có 18 trung tâm ghép tạng và trình độ ghép tạng ở nước ta được đánh giá ngang tầm với các trung tâm ghép tạng hàng đầu thế giới. Các bác sĩ đã thực hiện thành công việc ghép gan, tim, phổi, thận, tụy cho biết: Điều khó khăn nhất hiện nay vẫn là thiếu nguồn tạng để ghép, rất nhiều người bệnh đang phải đấu tranh duy trì sự sống từng ngày, chờ đợi được ghép.


Lãnh đạo huyện Tam Đảo và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng hoa cảm ơn
bà Trịnh Thị Nguyệt đã tặng di chúc hiến mô, tạng

Xác định nhiệm vụ vận động hiến mô, tạng, hiến bộ phận cơ thể người là việc làm khó, thời gian qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đăng ký hiến giác mạc (mô); tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội, tình nguyện viên các cấp Hội về công tác vận động hiến mô, tạng. Phong trào hiến giác mạc trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, tạo hiệu ứng và lan tỏa rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân. Từ hành động hiến giác mạc đầy ắp tính nhân văn, nhân đạo cao cả đã làm lay động nhiều con tim của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 13 người đăng ký hiến mô, tạng. Trong đó, Hội Chữ thập đỏ thành phố Vĩnh Yên tiếp nhận được 9 người đăng ký, huyện Tam Đảo 1 người và huyện Sông Lô 3 người. Một người hiến tạng có thể cứu sống được 8 đến 10 người khác. Vì vậy, việc đăng ký hiến mô, tạng không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cao cả. món quà đó phải được trao một cách công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo vì ai cũng có quyền được sống, quyền được chữa bệnh, pháp luật quy định và thiết lập sự bình đẳng đó.

Với mong muốn chia sẻ sự sống cho những số phận kém may mắn, bà Trịnh Thị Nguyệt sinh năm 1966, trú tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo đã tình nguyện viết di chúc hiến tặng mô, tạng và bộ phận cơ thể của mình cho những người cần được thay thế khi bà Nguyệt qua đời, bà chia sẻ “ Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiến mô, cơ thể người, hiến xác khi qua đời là một nghĩa cử thiêng liêng và cao quý, tôi nay sức khỏe vẫn bình thường, tinh thần minh mẫn. song, cuộc đời không ai biết trước được điều gì sẻ xảy ra, con người ai cũng phải ra đi nhưng nếu ai biết dành lại những gì cho người sống, đang chờ đợi những người chết não cho một phần cơ thể mình là để lại mãi mãi trong tim người còn sống”.

Chuyện hiến tạng giờ đây chẳng còn quá xa lạ hay “đáng sợ” với nhiều người, nó đã đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân. Từ những câu chuyện cảm động về sự tự nguyện hiến mô, tạng như cô bé Hải An hơn 7 tuổi ở Hà Nội hiến tặng giác mạc sau khi qua đời vì căn bệnh ung thư, hai người mù đã được nhận giác mạc của bé sau ca ghép tại Bệnh viện Mắt T.Ư đều đã nhìn thấy ánh sáng trở lại. Hành động hiến tặng mô tạng thể hiện tình yêu của người ở lại với người ra đi.

Ngoài ý nghĩa cao đẹp, người đăng ký hiến mô, tạng còn được hưởng những quyền lợi như: Người đã hiến mô khi còn sống được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế; Người hiến mô sau khi chết (Giác mạc) sẽ được tôn vinh, gia đình người hiến giác mạc sẽ được trao tặng bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp, thân nhân người hiến tặng giác mạc sẽ được ưu tiên trong khám, chữa mắt và đặc biệt được ưu tiên ghép giác mạc trong trường hợp họ bị mắc bệnh về giác mạc và cần phải ghép thay thế; Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân…

Để Phong trào hiến mô, tạng trên địa bàn tỉnh được lan tỏa mạnh hơn nữa, mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân về nghĩa cử cao đẹp và những quyền lợi của người đăng ký tự nguyện hiến mô, tạng. Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của những người làm công tác Hội.

Phạm Hằng
Cán bộ phòng CTXH&TT

                                                                                

Bình luận 0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổ chức quản lý: HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH VĨNH PHÚC
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Phú Phương-Chủ tịch Hội
Phố Đào Sư Tích, P. Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: (+84) 02113.862.682 - Email: hoichuthapdotinhvinhphuc@gmail.com
© Ghi rõ nguồn "Website Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc" khi phát lại thông tin từ website này
Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc.

Thống Kê Truy Cập

1043645
Visit Today : 173
This Month : 3199
This Year : 43645