Dự án “Hỗ trợ vốn nuôi bò sinh sản, tạo cơ hội thoát nghèo cho hộ nghèo, cận nghèo có người khuyết tật và trẻ em mồ côi” của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo sinh kế giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Chương trình trao vốn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khuyết tật và trẻ em mồ côi năm 2019 trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4.975 hộ nghèo, 8.459 hộ cận nghèo, 2.480 trẻ mồ côi, 63.822 người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Trong số đó có nhiều hộ gia đình đặc biệt khó khăn vì vừa là hộ nghèo, cận nghèo lại có người khuyết tật hoặc có trẻ em mồ côi, những hộ gia đình này phần lớn tập trung ở các vùng nông thôn, chủ yếu làm nghề nông nghiệp, đời sống vất vả không có thu nhập ổn định. Hầu hết họ chưa tìm được công việc phù hợp để phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững. Vì vậy để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật và trẻ em mồ côi (NKT&TEMC), tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em mồ côi. Trong đó, Dự án “Hỗ trợ vốn nuôi bò sinh sản, tạo cơ hội thoát nghèo cho hộ nghèo, cận nghèo có người khuyết tật và trẻ em mồ côi” của UBND tỉnh giao cho Hội Bảo trợ NTT&TEMC tỉnh thực hiện đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo cơ hội giúp các hộ nghèo có việc làm, có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Dự án được thực hiện trong 7 năm và chia thành 02 giai đoạn, giai đoạn một (2013-2015) và giai đoạn hai (2017-2020). Theo đó, mỗi hộ nghèo, cận nghèo có người khuyết tật và trẻ  em mồ côi được vay vốn với số tiền 6 triệu đồng (không lãi suất) ở giai đoạn 1 và 7 triệu đồng ở giai đoạn 2 để mua bò sinh sản về chăn nuôi với chu kỳ 3 năm. Sau 3 năm, nếu hộ nào chưa thoát nghèo thì được sử dụng vốn trong 3 năm tiếp theo, hộ đã thoát nghèo thì UBND xã chuyển vốn đó cho hộ khác trên địa bàn. Cùng với việc hỗ trợ vốn, Hội Bảo trợ NTT&TEMC tỉnh phối hợp với Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, tổ chức các Hội thi NKT chăn nuôi bò sinh sản giỏi nhằm giúp các hộ có kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, đồng thời cổ vũ, động viên, khích lệ NKT&TEMC tích cực chăm sóc bò sinh sản đạt kết quả tốt.

Kết quả sau 7 năm triển khai thực hiện Dự án, tổng số hộ gia đình được hỗ trợ từ Dự án là 740 hộ; tổng số xã, phường, thị trấn được thụ hưởng là 96; tổng số kinh phí mua bò được UBND tỉnh hỗ trợ là 5.840 triệu đồng; tổng số đàn bò giống là 740 con; tổng số bê được bò mẹ sinh ra là 714 con. Trong đó giai đoạn 1 (2013-2015), tổng số hộ nghèo có người khuyết tật và trẻ em mồ côi được hỗ trợ là 260 hộ; số xã, phường, thị trấn được thụ hưởng là 49 (Bình Xuyên 23 hộ, Vĩnh Yên 5 hộ; Sông Lô 26 hộ, Phúc Yên 9 hộ, Lập Thạch 36 hộ, Vĩnh Tường 64 hộ, Yên Lạc 38 hộ, Tam Dương 39 hộ); nguồn kinh phí do UBND tỉnh hỗ trợ là 1.860 triệu đồng; nguồn vốn do các hộ gia đình tự huy động là 2.340 triệu đồng. Sau 3 năm số bò sinh sản đã lên tới 520 con, số bê do bò mẹ sinh sản ra là 260 con, số bê các hộ đã bán là 260 con, tổng số thu nhập là 2.880 triệu đồng. Giai đoạn 2 (2017-2020), tổng số vốn được Dự án hỗ trợ cho các huyện, thành phố là 3.980 triệu đồng; vốn của các huyện, thành phố và huy động từ gia đình là 4.320 triệu đồng với số hộ được hỗ trợ là 480 hộ.

Từ kết quả trên cho thấy Dự án hỗ trợ vốn vay nuôi bò sinh sản cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo có người khuyết tật và trẻ em mồ côi đã thực sự mang lại hiệu quả cao, Dự án có sự phối hợp cụ thể của cấp ủy, chính quyền trong tổ chức thực hiện, làm tăng sự đoàn kết, tính nhân ái, giàu tình thương yêu đùm bọc, gắn bó tình làng nghĩa xóm; giúp các hộ nghèo hình thành thói quen tư duy phát triển kinh tế và tăng cường trách nhiệm cộng đồng đối với các gia đình hộ nghèo trong quá trình tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án còn có những khó khăn, do điều kiện khí hậu, thời tiết đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc, bảo vệ đàn bò; Tại các cấp hội cơ sở ở một số địa phương chưa thường xuyên làm tốt việc phối hợp với cán bộ thú y đến thăm, kiểm tra, giúp đỡ các hộ có NKT&TEMC chăn nuôi bò sinh sản, dẫn đến việc có những trường hợp hộ gia đình gặp khó khăn khi bò bị bệnh không được chăm sóc, chữa trị kịp thời nên bò chết. Sau đó, các cấp hội cùng chính quyền địa phương lại phải hỗ trợ, tiếp tục duy trì mua con giống khác về nuôi. Việc chỉ đạo ở một số huyện hội đối với công tác quản lý bảo toàn vật nuôi, bảo toàn vốn, luân chuyển vốn khi các hộ đã hết chu kỳ được sử dụng vốn, hộ đã thoát nghèo để hỗ trợ cho các đối tượng khác ở một số địa phương chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời…

Một số kinh nghiệm rút ra sau 7 năm thực hiện Dự án: Một là, Phải tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; phải tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp Hội. Hai là, phải phân công, bố trí ổn định cán bộ Hội có đủ năng lực, trình độ, nhiệt tình và trách nhiệm để chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ Dự án ở các cấp Hội. Ba là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn các hộ được hỗ trợ sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả.

Để hỗ trợ được nhiều hơn nữa các hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có vốn mua bò sinh sản, các cấp Hội Bảo trợ NTT&TEMC trên địa bàn tỉnh tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương thực hiện rà soát các đối tượng NTT&TEMC khó khăn để thực hiện hỗ trợ; chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các bước hỗ trợ vốn, luân chuyển vốn kịp thời để phát huy tác dụng đồng vốn, hỗ trợ được nhiều đối tượng chăn nuôi; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho các hộ thụ hưởng dự án. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sự đóng góp, ủng hộ của toàn xã hội để ngày càng có nhiều hộ có NTT&TEMC nhận được sự hỗ trợ từ dự

                                                          Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

SuperWebTricks Loading...